Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 người khác vừa bị đề nghị truy tố trong vụ án kinh tế thứ 2 xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí.
Xem thêm : http://vietnambiz.vn/ong-dinh-la-thang-tiep-tuc-bi-de-nghi-truy-to-o-vu-an-thu-hai-40991.html
Ngày 21/12, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án thứ hai về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Cơ quan điều tra đã đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐTV PVN, cùng 11 người khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. 8 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội Tham ô tài sản.
Riêng 2 bị can Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng giám đốc PVC - bị đề nghị truy tố cả 2 tội danh.
Theo kết luận của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an), bị can Thanh từng có tiền sự: Vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải (Điều 186, Bộ luật hình sự năm 1985); Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (Điều 109, Bộ luật hình sự năm 1985); Bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về tội Tham ô tài sản theo điều 278, Bộ luật hình sự 1999.
Bị can này bị truy nã, đã ra đầu thú nhưng thái độ khai báo không thành khẩn.
Chỉ đạo cấp dưới ký gói thầu trái quy định
Theo kết luận điều tra, cuối năm 2007, ông Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh từ Tổng công ty Sông Hồng về làm Tổng giám đốc, sau thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVC để xây dựng công ty này trở thành đơn vị xây lắp chuyên ngành dầu khí hàng đầu Việt Nam.
Gần 2 năm sau, ông Thăng tiếp tục đưa Vũ Đức Thuận từ Tổng công ty Sông Đà về làm Phó tổng giám đốc, sau là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVC.
Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Hoàng Hà.
Được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động, bao gồm việc chấp thuận miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền tạm ứng đối với các dự án được tập đoàn chỉ định nhưng đến cuối năm 2009, tình hình tài chính của PVC lâm vào khó khăn, toàn bộ tài sản ngắn hạn của tổng công ty này không đủ bù đắp nợ ngắn hạn.
Để giúp PVC khắc phục khó khăn về tài chính, ông Đinh La Thăng đã chỉ định công ty này thực hiện gói thầu EPC của Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và yêu cầu cấp dưới thúc ép Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ký hợp đồng với PVC trái quy định để tạm ứng số tiền 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.
Sau đó, Trịnh Xuân Thanh không đưa số tiền trên vào triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 mà đã chỉ đạo sử dụng 1.115 tỷ đồng vào việc trả nợ, góp vốn vào các dự án khác gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét