Đợt đấu giá thoái vốn tại Sabeco (HOSE: SAB) tới đây mang nhiều ý nghĩa không chỉ cho thị trường, mà còn liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa.
Ảnh minh họa (Nguồn: Sabeco)
Kỳ vọng gì ở "Bom tấn" Sabeco
Càng gần thời điểm diễn ra phiên đấu giá lúc 14h30 ngày 18/12, trên thị trường càng có nhiều quan điểm trái chiều về cổ phiếu của CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát (Sabeco – HOSE: SAB) vì những tác động nó lên bối cảnh thị trường chung và kinh tế vĩ mô.
Kể từ khi lên sàn, thị giá của cổ phiếu SAB luôn được nhà đầu tư chú ý vì giao dịch của cổ phiếu này có tác động rất lớn đến các chỉ số quan trọng của Thị trường chứng khoán Việt Nam là chỉ số VN-Index và VN30-Index (đây là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá thành tựu tăng trưởng của danh mục đầu tư so với thị trường và dùng để làm tài sản cơ sở cho sản phẩm chứng khoán phái sinh - Hợp đồng tương lai). Đã có nhiều phiên giao dịch, nhờ cổ phiếu SAB mà chỉ số VN-Index tăng mạnh, bất chấp đa số các cổ phiếu trên sàn chìm trong sắc đỏ hoặc tham chiếu, nhờ giá trị vốn hóa "khủng" mà cổ phiếu này đang có.
Một số chuyên gia cho biết nếu kết quả đấu giá cổ phần SAB thành công, đây sẽ là cú huých tâm lý đủ lớn để VN-Index có thể đạt mốc 1.000 điểm trong năm nay.
Diễn biến cổ phiếu Sabeco và chỉ số VN-Index trong vòng 1 năm qua tính đến ngày 8/12/2017 (Nguồn: CTCK VN-Direct)
Bên cạnh đó, lũy kế 11 tháng đầu năm 2017, thu từ thoái vốn, cổ phần hóa phải nộp về ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội là hơn 22.709 tỷ đồng, mới chỉ đạt 37,84% kế hoạch.
Nếu tính cả phần nguồn thu dự kiến khoảng 10.000 tỷ đồng từ IPO của các Tổng công ty: Sông Đà, Becamex Bình Dương, từ thoái vốn Nhà nước của SCIC, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của các Tổng công ty IDICO, Thanh Lễ Bình Dương thì vẫn chưa đủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét