Khoản tiền 5 tỷ USD bán vốn Sabeco sẽ không dành để trả nợ mà nhập vào một quỹ Bộ Tài chính quản lý mở tại Kho bạc Nhà nước, sử dụng theo Nghị quyết của Quốc hội chi đầu tư phát triển.
Thông tin được ông Đặng Quyết Tiền, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết trong cuộc họp báo chuyên đề sáng 25/12.
Vụ Cục trưởng cho biết số tiền gần 110.000 tỷ đồng (gần 5 tỷ USD) từ tương vụ bán cổ phần Sabeco sẽ được đổ Quỹ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Quỹ do Bộ tài chính quản lý, tài khoản mở ở Kho bạc tức là về ngân sách Nhà nước.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính
Ông Tiến khẳng định tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước để đảm bảo sử dụng đúng mục đích. Việc chi tiền như thế nào hàng năm đều có hạch toán rõ ràng, Kiểm toán Nhà nước kiểm toán các khoản thu chi cùng với Ngân sách Nhà nước.
Khi số tiền trong quỹ chưa dùng đến, toàn bộ số lãi sinh ra sẽ được hoàn lại để tăng quy mô quỹ.
Cục trưởng Tiến cho biết số tiền thu về từ cổ phần hóa các doanh nghiệp như Sabeco hay Vinamilk sử dụng như thế nào đều theo Nghị quyết được Quốc hội ban hành. Danh mục đầu tư trung hạn được Quốc hội thông qua với tổng đầu tư 2 triệu tỷ đồng, trong đó cơ cấu 25 nghìn tỷ thu từ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, việc thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước vừa qua để thực hiện đầu tư phát triển theo Nghị quyết Quốc hội.
Ngoài tạo nguồn cân đối ngân sách đầu tư, quỹ cổ phần hóa còn chi để giải quyết vấn đề lao động dôi dư sau cổ phần hoá.
Về vấn đề cổ phần hóa tại Sabeco, trước dư luận cho rằng để nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm thương hiệu Việt, ông Đặng Quyết Tiến cho biết mỗi cuộc đầu tư như thế này đều có quy chế minh bạch rõ ràng.
"Nhà đầu tư đến đây đảm bảo đúng quy tắc quy định cạnh tranh thì chúng ta phải tôn trọng. Chính phủ cũng đã họp, các thành viên trong tổ tư vấn đều khẳng định tư cách của nhà đầu tư mua Sabeco này hoàn toàn phù hợp pháp luật Việt Nam", ông Tiến cho biết.
Theo ông Tiến do Luật của Việt Nam giới hạn room ngoại, vì vậy nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư trực tiếp được, phải thành lập doanh nghiệp lập ở Việt Nam để mua được số lượng vốn lớn nhất.
Ông Tiến cho rằng nhà đầu tư mua số lượng lớn chính là quan tâm tới việc phát triển doanh nghiệp, ở lại lâu với thương hiệu Việt. Vì vậy theo ông, cần sửa đổi một số Luật hiện hành để tránh việc doanh nghiệp phải lách luật trong những tình huống tương tự.
"Kể cả Sabeco, thời gian tới nếu gặp điều kiện thích hợp, 36% còn lại cũng có thể thoái nốt bởi Chính phủ tuyên bố không nắm giữ vốn ở đơn vị này", vị Cục trưởng chia sẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét