Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả?


Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo và những người liên quan đến số tiền 4.500 tỷ để tăng vốn điều lệ tại VNCB. Ông Trần Hiệp - nguyên Thành viên HĐQT VNCB đồng thời là Giám đốc Cty Phong Hiệp đứng ra vay tiền tại BIDV khai tại HĐXX rằng việc ông đổi chữ ký trong hồ sơ vay tiền so với các văn bản của HĐQT VNCB là theo sở thích chứ không nhằm mục đích che đậy điều gì.
Xét hỏi khoản vay 1.700 tỷ đồng tại TPBank
HĐXX cho biết không còn luật sư nào đăng kí để xét hỏi về khoản vay 4.700 tỷ đồng, chỉ còn luật sư Phan Trung Hoài sẽ hỏi một số vấn đề liên quan gói tín dụng này vào chiều nay.

Thời gian còn lại phiên tòa sáng, HĐXX tiếp tục xét hỏi về khoản vay 1.700 tỷ đồng tại TPBank. Đại diện ngân hàng TPBank là ông Nguyễn hữu thanh (Giám đốc Ban pháp chế TPBank).

HĐXX hỏi Phan Thành Mai.

Bị cáo Mai thừa nhận mọi hành vi của bị cáo tại khoản vay TPbank là đúng, bị cáo chỉ chỉ đạo chứ không lựa chọn các công ty vay vốn.

Mai khai rằng giới thiệu 3 Công ty với Phạm Công Danh và sau đó, ông Danh chọn Công ty Quỹ Lộc Việt. Ông Danh tổ chức cuộc họp gồm: Danh, Mai, Khương, Viễn, Tùng và mời Nguyễn Việt Hà dự họp.

Tại buổi họp, ông Danh thông báo đã thống nhất chủ trương với Quỹ Lộc Việt để làm dịch vụ, sử dụng các Công ty con thuộc Quỹ Lộc Việt để làm trung gian vay tiền ra từ TPBank.

Ông Danh giao Khương soạn thảo biên bản họp, Quyết liên hệ với Quỹ Lộc Việt để lựa chọn các Công ty, thống nhất số tiền vay của từng Công ty, Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh cùng Khương thống nhất với Quỹ Lộc Việt chi tiết hóa các nội dung, thủ tục, hồ sơ liên quan. Đồng thời, ông Danh chỉ đạo Mai cân đối nguồn tiền tương ứng của VNCB để gửi thị trường 2 tại TPBank để bảo lãnh khoản vay tại TPBank.

Bị cáo Mai thừa nhận đã ký các hợp đồng tiền gửi với TPBank với tổng số tiền trên 1.700 tỷ đồng để bảo lãnh cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng. "Bị cáo thừa nhận việc này là lách luật", Mai cho biết.

"Khi giải ngân xong có một số tiền chuyển 600 tỷ đồng trả cho bà Hứa Thị Phấn; một số tiền lớn trả cho ông Trần quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích là tiền chi lãi chăm sóc khách hàng; ngoài ra còn chuyển về quỹ Lộc Việt. Bị cáo không nhớ có chuyển tiền sang công ty Hải Tiến hay không, việc sử dung khoản tiền là do ông Danh", Mai khai.

HĐXX hỏi ông Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, Giám đốc khối kinh doanh VNCB).

Khương khai: Bị cáo gặp ông Nguyễn Việt Hà khi ông Danh gọi bị cáo đến giới thiệu với Hà. Việc vay vốn tại TPBank đều thông qua Quỹ Lộc Việt.

Ông Danh chỉ đạo bị cáo vay tiền TPBank bằng cách phát hành trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung. Quỹ Lộc Việt mua trái phiếu hai công ty ày bằng nguồn tiền vay từ TPBank (khoảng 1.700 tỷ đồng). Khoản vay này được bảo đảm bằng chính trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung và bằng nguồn tiền từ VNCB.

Ngoài ra, bị cáo cung cấp các thông tin về VNCB để làm hợp đồng tiền gửi hoặc chứng thư bảo lãnh tại TPBank, cung cấp thông tin về Công ty Trung Dung và Thiên Thanh) để làm hồ sơ phát hành trái phiếu và các hợp đồng mua bán trái phiếu Thiên Thanh, Công ty Trung Dung.
Luật sư (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi bị cáo Phạm Việt Thép (Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và TM JSC An Phát): Lý do gì bị cáo không làm Giám đốc Cty An Phát nữa?

Bị cáo Thép: Khi bị cáo ký các giấy tờ thì bị cáo lo sợ, thấy không yên tâm nên đã trả lại cho Tập đoànThiên Thanh. Bị cáo khai chỉ được hưởng lương nhân viên VNCB, không hưởng lương Giám đốc Công ty An Phát.

Đại diện CBBank: "4.500 tỷ đồng không hạch toán vào nợ phải trả"
Luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi Mai Hữu Khương: Số tiền 4.500 tỷ đã được hoạch toán thể hiện tại các báo cáo tài chính hàng ngày, báo cáo liên độ hàng năm của VNCB?

Bị cáo Khương: Hòa chung và hòa tan khác nhau. Chỉ cần lấy số phát sinh của 4.500 tỷ chuyển vào là biết được số liệu.

LS hỏi ông Chu Văn Lương (đại diện CBBank): Toàn bộ số tiền 4.500 tỷ đã được CBBank hoạch toán, sau đó mua lại 0 đồng. Khoản tiền này là khoản nợ phải trả của VNCB, thì nghĩa vụ của CB như thế nào?

Đại diện CBBank: Không có số liệu nào chứng minh là phải hoạch toán nợ phải trả. 4.500 tỷ đồng trước đó đã thanh toán vào tăng vốn điều lên, tiền đó theo số liệu của chúng tôi thì việc xin phép chưa được NHNN chấp nhận.

LS: Vốn điều lệ được ngân hàng nhà nước mua lại thời điểm đó là bao nhiêu?

Đại diện CBBank: Tại thời điểm mua 0 đồng thì NHNN xác định là vốn điều lệ âm

Theo luật sư Hải, sau khi không tăng được vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng, thì 4.500 tỷ không được xem là vốn điều lệ và không được trả lại cho các cá nhân. Sau đó phía CBBank đã không thực hiện theo dõi số liệu tại ngân hàng.

Đại diện CBBank: Đó chỉ là quan điểm của luật sư chứ không phải là của CBBank. CBBank nhấn mạnh 4.500 tỷ đồng không hạch toán vào nợ phải trả.

Nguyên TGĐ VNCB Phan Thành Mai: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả
Luật sư Nguyễn Xuân Anh (bảo vệ quyền lợi cho đại diện CBBank) hỏi Phạm Công Danh: bị cáo sang BIDV xin vay vốn với tư cách cá nhân, đại diện VNCB hay đại diện 12 công ty?

Bị cáo Danh: xin phép không trả câu hỏi vì đã lâu, trí nhớ kém. Tôi suy nghĩ theo quan điểm cá nhân rằng việc tăng vốn là tôi đã bỏ vào, tất cả các cổ đông không ai bỏ vào. Tiền tăng vốn là sai nhưng các cổ đông đã ký để bỏ tiền vào đấy

LS: Khi NHNN không đồng ý với tăng vốn điều lệ thì ông có báo cáo với các cổ đông hay không?

Bị cáo Danh: Cho phép tôi không trả lời.

LS: Các cổ đông này có yêu cầu gì về khoản tiền 4.500 tỷ đồng?

Bị cáo Danh: Cho phép tôi không trả lời. Dòng tiền hoàn toàn là có thật.

LS hỏi Phan Thành Mai (nguyên TGĐ VNCB): khi ký hợp đồng cầm cố đối với tiền gửi tại BIDV, VNCB có xin ý kiến của tổ giám sát NHNN không?

Bị cáo Mai: Thưa không. Khi các doanh nghiệp không trả nợ được, VNCB đã dùng tiền gửi chuyển về tài khoản các công ty để trả nợ BIDV. Theo bị cáo nhớ, việc dùng tiền gửi trả nợ chưa xin ý kiến của tổ giám sát. Khoảng 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả.

Phan Thành Mai không biết 4.500 tỷ đồng di chuyển ra sao
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Tâm (bào chữa Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) hỏi Phạm Công Danh: sau khi tiếp quản ngân hàng TrustBank thì ông phải chịu áp lực gì?

Bị cáo Danh: Có nhiều áp lực, nhưng áp lực nhất là phải trả lãi ngoài cho các khoản vay của HĐQT cũ.

LS: Những áp lực này anh Mai biết không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét