Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Giá heo hôm nay 1/2: Rét thấu xương, miền Trung bứt phá đạt 38.000 đ/kg vượt miền Bắc

 Cập nhật giá heo hơi (giá lợn hơi) hôm nay 1/1: Tại miền Trung thị trường tiêu thụ heo khá sôi động, với giá heo cao nhất đạt 38.000 đồng/kg. Chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, tại các tỉnh miền Bắc, giá heo hơi đang bắt đầu nhích lên, tại miền Nam, giá trung bình từ 30.000-32.000 đồng/kg, tăng so với đầu tháng 12.2017.gia heo hom nay 1/2: ret thau xuong, mien trung but pha dat 38.000 d/kg vuot mien bac hinh anh 1

Hiện, miền Trung, Tây Nguyên là khu vực có mức giá cao nhất cả nước, và được thu mua trong khoảng 32.000 - 38.000 đồng/kg. Ảnh: T.L.
Giá heo hơi hôm nay 1/2, miền Trung và Tây Nguyên cao nhất đạt mức 38.000 đồng/kg

Tại Hà Tĩnh, giá heo hơi hôm nay 1/2 đạt mức 36.500 đồng/kg, ghi nhận tăng 1.000 đồng. Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Văn Cảnh chủ trang trại nuôi 300 nái và 2.000 lợn thương phẩm ở tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết: "Tôi vừa xuất bán 40 con lợn với giá 36.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng so với vài hôm trước".

"Tết Nguyên đán sắp cận kề, thấy giá lợn hơi nhích lên chút ít người chăn nuôi chúng tôi cũng phấn khởi. Tôi hi vọng giá heo hơi ổn định ở mức 37.000 đồng – 38.000 đồng/kg để người chăn nuôi chúng tôi gỡ gạc lại sau thời gian dài vừa qua giá lợn hơi liên tục xuống thấp" - ông Cảnh nói. 

Còn tại Nghệ An giá heo hơi hôm nay đạt mức 36.500– 38.000 đồng/kg. Trò chuyện với PV Dân Việt, anh Đinh Trọng Sơn – chủ trang trại chăn nuôi ở Quỳ Hợp, Nghệ An cho biết: "Giá heo hơi hôm nay ở Quỳ Hợp cao nhất là 38.000 đồng/kg đối với lợn siêu, còn lợn 2 bề đạt 36.500 đồng/kg".

Hiện, miền Trung, Tây Nguyên là khu vực có mức giá cao nhất cả nước, và được thu mua trong khoảng 32.000 - 38.000 đồng/kg. Trong đó, giá heo hơi vẫn có mức cao tại các tỉnh Nghệ An, Bình Định, Quảng Trị, dao động trong khoảng 35.000 - 38.000 đồng/kg. Còn từ Thừa Thiên Huế trở xuống khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giá heo hơi thấp hơn, nằm trong mức 32.000 - 35.000 đồng/kg.


Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Giá vàng SJC hôm nay (30/1) giảm mạnh, tỷ giá trung tâm tăng đến 15 đồng

Trên thị trường trong nước, giá vàng SJC hôm nay (30/1) đồng loạt giảm tại tất cả các cửa hàng được khảo sát. Tỷ giá trung tâm tăng mạnh 15 đồng lên 22.441 đồng đổi 1 USD.
Giá vàng SJC hôm nay giảm mạnh
Giá vàng SJC hôm nay (30/1) đồng loạt giảm, có nơi đến 100.000 đồng/lượng, tại các cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30.

Cụ thể, giá vàng SJC giảm mạnh nhất tại Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn, 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 80.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Hệ thống cửa hàng Doji và Phú Quý cùng giảm giá vàng SJC 70.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Trong khi đó, giá vàng SJC niêm yết tại hệ thống PNJ giảm ít nhất, chỉ 10.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán.

Hiện, giá trần mua vào và giá trần bán ra của vàng SJC là 36,77 triệu đồng/lượng và 36,95 triệu đồng/lượng.

gia vang sjc hom nay 301 giam manh ty gia trung tam tang den 15 dong
Giá vàng niêm yết tại một số doanh nghiệp. Tổng hợp: Trường Giang.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay giảm 0,01% xuống 1.340,23 USD/ounce vào lúc 5h30 (giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá vàng giao tháng 4/2018 giảm 0,99% xuống 1.343,70 USD/ounce.

Giá vàng ngày hôm qua giảm do đồng USD phục hồi và lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao kỷ lục khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán vàng sau chuỗi tăng giá 6 tuần liên tiếp của kim loại quý này.

Lãi suất trái phiếu tăng khiến vàng không còn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư vì kim loại quý này không sinh lợi tức. Giá vàng đã tăng hơn 3% kể từ đầu tháng do đồng USD suy yếu và tuần trước đã chạm 1.366,07 USD/ounce, mức cao nhất từ tháng 8/2016.

Tỷ giá trung tâm tăng mạnh 15 đồng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 30/1 thông báo tăng 15 đồng tỷ giá trung tâm của USD lên 22.441 VNĐ/USD. Các ngân hàng thương mại (NHTM) được khảo sát chưa thông báo điều chỉnh tỷ giá USD trong sáng nay.

Hiện, giá USD mua vào phổ biến vẫn duy trì ở khoảng 22.650 – 22.675 VNĐ/USD; giá USD bán ra dao động trong khoảng 22.740 – 22.760 VNĐ/USD.

Trên thị trường chợ đen, tỷ giá USD mua vào và bán ra lần lượt ở 22.720 VNĐ/USD (tăng 20 đồng) và 22.730 VNĐ/USD (tăng 10 đồng). Tỷ giá trung tâm ngày 29/1 tăng 10 đồng lên 22.426 đồng đổi 1 USD.

gia vang sjc hom nay 301 giam manh ty gia trung tam tang den 15 dong
Tỷ giá tại một số NHTM. Tổng hợp: Trường Giang.
Trên thị trường thế giới, tỷ giá USD hôm nay giảm 0,02% so với yen Nhật xuống 108,94 yen vào lúc 5h30 (giờ Việt Nam).

Chỉ số USD, cho biết sức mạnh của đồng USD thông qua diễn biến tỷ giá giữa đồng bạc xanh và 6 đồng tiền chủ chốt còn lại, tăng 0,33% lên 89,35 điểm.

Tỷ giá euro so với đồng bạc xanh giảm 0,01% xuống 1,2382 USD. Trong khi đó, tỷ giá đồng bảng Anh giảm 0,04% còn 1,4069 USD.

Giá USD ngày hôm qua tăng so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ quốc tế khi lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đi lên và nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và báo cáo việc làm tháng 1 của Mỹ trong tuần này. Sau chuỗi giảm giá 6 tuần liên tiếp, đồng bạc xanh đang hướng đến mức giảm 3% trong tháng 1 này.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Ông chủ mua cảng Quy Nhơn giá bèo là ai?

Sau khi mua cảng Quy Nhơn, Công ty Hợp Thành không đầu tư, nâng cấp khiến cảng biển này có nguy cơ bị bỏ mặc như các dự án khác của doanh nghiệp này
Trong một số bài báo trước đây, Báo Người Lao Động có đề cập nhà đầu tư chiến lược được chỉ định mua lại 86,23% vốn điều lệ Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP; gọi chung "cảng Quy Nhơn") là Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (trụ sở TP Hà Nội). Câu hỏi đặt ra là vì sao doanh nghiệp (DN) này được ưu ái đến vậy?

Ưu ái chỉ định

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty TNHH Hợp Thành, có trụ sở tỉnh Thái Bình, hoạt động trên các lĩnh vực khai khoáng, luyện thép, bất động sản, xây lắp..., do ông Lê Hồng Thái (SN 1974, quê tỉnh Thái Bình) thành lập vào năm 2002. Đến năm 2007, Công ty TNHH Hợp Thành được đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (sau đây gọi tắt là Công ty Hợp Thành).

Cuối tháng 9-2010, ông Trịnh Xuân Thanh, lúc đó là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC), ký tờ trình bầu bổ sung ông Lê Hồng Thái làm Ủy viên HĐQT của PVC. Ông Thái là đại diện do nhóm cổ đông Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) và Công ty CP Chứng khoán Thăng Long đề cử. Trước đó, ông Lê Hồng Thái đã có 2 năm làm Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico - đơn vị thành viên của PVC.

Đến tháng 9-2013, sau khi xác định Công ty Hợp Thành là "nhà đầu tư chiến lược", QNP đã bán cho DN này 4,04 triệu CP với mức giá 12.792 đồng/CP, tương đương 10% vốn điều lệ.

Theo Đề án tái cấu trúc QNP của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines - đơn vị quản lý QNP) giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, QNP nắm giữ 75% vốn điều lệ (Vinalines đại diện phần vốn). Thế nhưng, tháng 6-2015, Vinalines bất ngờ chuyển nhượng đợt 2 với 10,5 triệu CP, tương đương 26,01% tỉ lệ sở hữu QNP cho Công ty Hợp Thành. Chỉ 3 tháng sau, tháng 9-2015, Vinalines tiếp tục bán cho Công ty Hợp Thành toàn bộ phần vốn còn lại trong QNP là 19,8 triệu CP, tỉ lệ sở hữu 49%, giúp DN này tăng tỉ lệ nắm giữ QNP lên 86,23% vốn điều lệ, với số tiền mua CP khoảng 440 tỉ đồng.

Trong thương vụ bán cảng Quy Nhơn với giá thấp gấp nhiều lần so với tài sản của cảng này, ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015, là người ký văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thoái hết phần vốn của nhà nước tại QNP vào ngày 13-7-2015 nhưng không thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định. "Tôi ký văn bản đề nghị bán phần vốn nhà nước để có nguồn đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng Quy Nhơn, tránh ùn tắc. Tôi đâu ngờ sau khi mua CP xong, Công ty Hợp Thành lại không có tiền đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng" - ông Thiện nói sau khi sự việc đã rồi.

Ông chủ mua cảng Quy Nhơn giá bèo là ai? - Ảnh 1.
Quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn có nhiều bất thường Ảnh: ANH TÚ

Năng lực tài chính "có vấn đề"

Trước khi được xác định là "nhà đầu tư chiến lược" để chỉ định mua CP tại QNP, Công ty Hợp Thành chưa một ngày kinh doanh trên lĩnh vực cảng biển. Chỉ sau khi có chủ trương cổ phần hóa QNP, vào tháng 5-2013, Công ty Hợp Thành mới đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh này.

Bên cạnh đó, theo phương án cổ phần hóa QNP, nhà đầu tư chiến lược phải cam kết không chuyển nhượng số CP được mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Dù vậy, cuối năm 2016, Công ty Hợp Thành đã bán ra hơn 3,3 triệu CP, giảm tỉ lệ sở hữu tại QNP còn 78,03%, tương ứng hơn 31,53 triệu CP.

Đến giữa năm 2017, sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa tại QNP, ông Lê Hồng Thái nhanh chóng chuyển nhượng 45% vốn điều lệ của mình tại Công ty Hợp Thành cho người đại diện pháp luật của công ty là bà Trần Thị Quỳnh Yên, tổng giám đốc. Bà Yên hiện là thành viên HĐQT của QNP. Phần vốn của vợ và con ông Thái (lần lượt là 36% và 19%) vẫn giữ nguyên.

Nhà thầu nợ đầm đìa, chủ nợ bủa vây dự án 1.800 căn hộ

Vài ngày nay, tình trạng hỗn loạn diễn ra tại công trường dự án The Sun Avenue gây xôn xao thị trường địa ốc Sài Gòn.
Nhiều ngày qua, hàng chục người đã tụ tập trên mặt tiền đường Mai Chí Thọ, quận 2, TP HCM, trước cổng dự án The Sun Avenue với băng rôn đòi nợ nhà thầu giăng khắp nơi, gây náo loạn trật tự khu vực.

The Sun Avenue là khu căn hộ - thương mại - văn phòng và dịch vụ đang trong quá trình xây dựng, tọa lạc trên tuyến đường được mệnh danh là đẹp nhất khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án gồm 1.800 sản phẩm với 8 tòa tháp trải dài trên 500m mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ do Công ty TNHH Bất động sản Gia Phú làm chủ đầu tư. Công ty Novaland là đơn vị phát triển dự án và Công ty cổ phần American General Construction (AGC) là nhà thầu chính.

Theo công bố của chủ đầu tư, gói thầu Gia Phú ký với AGC lên đến 2.000 tỷ đồng và chủ đầu tư đã thanh toán trước cho nhà thầu 1.300 tỷ đồng. Vào giai đoạn cao điểm thi công dự án này, trên công trường có hơn 3.000 nhân công làm việc thì nhân sự của AGC chiếm 1.200 người, còn lại là lao động của các nhà thầu phụ khác.

Mâu thuẫn xảy ra tại công trường dự án The Sun Avenue bắt đầu nóng lên vào những ngày đầu năm 2018. Nhà thầu AGC đột ngột phát thông báo về việc đóng cửa văn phòng, ngưng hoạt động kể từ ngày 11/1/2018. AGC cũng xác nhận vì lý do cá nhân, ông Oliver Herzog, Phó tổng giám đốc điều hành AGC đã nghỉ việc từ 15/1/2018.

Các nhà thầu phụ treo băng rôn đòi nợ nhà thầu chính AGC tại công trường dự án The Sun Avenue. Ảnh: K.N
Các nhà thầu phụ treo băng rôn đòi nợ nhà thầu chính AGC tại công trường dự án The Sun Avenue. Ảnh: K.N

Vào đúng thời điểm trước thềm Tết Nguyên đán, áp lực trả lương nhân công, tất toán các chi phí lên cao, thông báo đóng cửa của AGC cộng thêm người đại diện từ nhiệm khiến các tổ đội nhân công, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, cung ứng vật tư của đơn vị này hoang mang tột độ. Hàng chục chủ nợ đã ùn ùn kéo đến công trường dự án biểu tình để đòi nợ, gây nên tình trạng hỗn loạn cả góc đường Mai Chí Thọ.

Các cuộc gặp gỡ nhiều bên, nhằm giải quyết căng thẳng đòi nợ được nhà thầu chính, nhà thầu phụ và chủ đầu tư tổ chức vào giữa tháng 1/2018 nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức ghi nhận khoản nợ liên tục phát sinh chứ không thể xử lý dứt điểm. Điều này càng khiến nhiều ngày qua công trường dự án trở thành tụ điểm gây áp lực đòi nợ.

Đại diện chủ đầu tư Gia Phú, Giám đốc điều hành dự án The Sun Avenue, Bùi Hữu Phúc cho biết, công ty đã thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận theo hợp đồng với nhà thầu chính và đã nhiều lần gửi thông báo nhắc nhở, hỗ trợ AGC để đảm bảo đúng tiến độ thi công. Tuy nhiên, càng ngày, nhà thầu này càng có nhiều hành vi vi phạm hợp đồng.

Ông Phúc phân tích, sự việc nhà thầu chính không thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết đã ảnh hưởng tiến độ cũng như uy tín của chủ đầu tư và các bên liên quan. Thực tế đã có một số nhà thầu, nhà cung cấp của AGC tìm đến Gia Phú để nhờ hỗ trợ can thiệp. Bên cạnh đó, cũng có một số đơn vị khác có hành vi chiếm giữ bất hợp pháp các tài sản của dự án trên công trường nhằm gây áp lực lên chủ đầu tư để yêu cầu thanh toán thay các khoản nợ của nhà thầu AGC.

Dự án The Sun Avenue nằm dọc theo đại lộ Mai Chí Thọ đang trong quá trình thi công. Ảnh: H.T
Dự án The Sun Avenue nằm dọc theo đại lộ Mai Chí Thọ đang trong quá trình thi công. Ảnh: H.T

Đại diện chủ đầu tư dự án The Sun Avenue phân bua, doanh nghiệp cũng là một pháp nhân bị thiệt hại và bị ảnh hưởng trực tiếp từ hành động trên của nhà thầu AGC và đang tiến hành các thủ tục cần thiết kiện AGC ra tòa về những thiệt hại AGC đã gây ra.

Vì muốn giữ đúng cam kết với khách hàng, giữ đúng chất lượng sản phẩm, không để dự án bị chậm tiến độ nên đã chủ động làm việc với AGC và linh hoạt giải quyết vấn đề thanh toán trực tiếp cho một số tổ đội nhân công tại công trường theo xác nhận của Nhà thầu AGC. "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với đại diện AGC, ngân hàng, cơ quan pháp luật để ưu tiên giải quyết tiền lương cho công nhân trước", ông Phúc nói.

Đại diện pháp lý của Công ty cổ phần American General Contruction (AGC), Thiệu Ánh Dương chỉ mới nhận ủy quyền từ ngày 22/1/2018 xác nhận với báo chí về việc nhà thầu này đang gặp khó khăn tài chính và phía chủ đầu tư đã tất toán trước chứ không thiếu nợ nhà thầu như các tin đồn. "Có quá nhiều chủ nợ bủa vây chúng tôi, công ty cần phải thống kê, xác nhận thêm nên hiện giờ chưa thể đưa ra số nợ chính xác là bao nhiêu", ông Dương giải thích.

Vị đại diện pháp lý này thừa nhận thông báo đóng cửa của AGC là quyết định sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là các nhà thầu phụ bị hoang mang, ùn ùn kéo dến đòi nợ, gây ảnh hưởng đến công trường dự án The Sun Avenue. Chính vì vậy AGC đã mở cửa văn phòng trở lại, tiếp nhận tất cả các yêu cầu của chủ nợ và tiến hành thống kê, kiểm soát các khoản nợ báo về.

"AGC đang phải đương đầu với tổng cộng khoảng 200 chủ nợ là các nhà thầu phụ, nhà cung ứng vật tư, đối tác… từ nhiều dự án khác nhau nên quá trình xử lý và trả nợ là công việc đầy khó khăn. Chúng tôi sẽ nỗ lực hỗ trợ nhà thầu mới để dự án The Sun Avenue không bị ảnh hưởng tiến độ", ông Dương cho hay.

Với tình hình con nợ bủa vây nhà thầu chính AGC và rối ren tất toán nợ chưa thể giải quyết triệt để như hiện nay, dự án The Sun Avenue được Novaland chào bán từ đầu năm 2015 đang gặp phải không ít thách thức vì thời hạn bàn giao căn hộ đang đến gần. Theo cam kết với khách hàng, lịch hẹn bàn giao nhà cuốn chiếu từ quý II/2018 kéo dài đến năm 2019 tùy từng tòa tháp.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Ông Trịnh Văn Quyết thưởng 'nóng' 1 tỷ đồng cho U23 Việt Nam

Ông Trịnh Văn Quyết đã thông báo trên trang cá nhân thưởng "nóng" cho Đội tuyển U23 Việt Nam 1 tỷ đồng trong đó thủ môn Bùi Tiến Dũng được thưởng 500 triệu đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Mã: FLC) vừa đăng tải trên trang facebook cá nhân sẽ thưởng "nóng" cho Đội tuyển U23 Việt Nam 1 tỷ đồng, riêng thủ môn Bùi Tiến Dũng - Thành viên trong Câu lạc bộ FLC Thanh Hoá 500 triệu đồng.

Việc thưởng "nóng" cho Đội tuyển U23 Việt Nam diễn ra ngay sau khi Việt Nam dành chiến thắng U23 Qatar để vào vòng Chung kết châu Á.

ong trinh van quyet thuong nong 1 ty dong cho u23 viet nam
Ảnh chụp nội dung đăng tải của ông Trịnh Văn Quyết trên facebook cá nhân
Cũng ngay trong chiều nay, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) vừa gửi thư chúc mừng Đội tuyển Bóng đá U23 Việt Nam sau trận thắng U23 Iraq. Tập đoàn Hoà Bình quyết định thưởng cho toàn Đội 500 triệu đồng sau chiến thắng với Iraq.

Đồng thời động viên khích lệ tinh thần thi đấu cho các thành viên hai trận cuối cùng với phần thưởng sau khi thắng trận bán kết là 1 tỷ đồng và thắng trận chung kết, giành chức Vô địch 2 tỷ đồng.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Thị trường tăng 'nóng', UBCKNN đề xuất tăng ký quỹ ban đầu lên tối thiểu 60%

UBCKNN dự kiến đưa tỷ lệ ký quỹ ban đầu đối với hoạt động giao dịch ký quỹ trở về tỷ lệ ban đầu do công ty chứng khoán quy định trước đây nhưng không được thấp hơn 60%. Theo quy định cũ, tỷ lệ ký quỹ ban đầu do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 50%.
Ngày 12/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có văn bản gửi các công ty chứng khoán về việc sửa đổi Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-UBCK ngày 25/1/2017.

UBCKNN cho biết trước diễn biến của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua có sự tăng trưởng mạnh về chỉ số và quy mô giao dịch. Theo đó, UBCKNN dự kiến đưa tỷ lệ ký quỹ ban đầu đối với hoạt động giao dịch ký quỹ trở về tỷ lệ ban đầu do công ty chứng khoán quy định trước đây nhưng không được thấp hơn 60%.

thi truong tang nong ubcknn de xuat tang ky quy ban dau len toi thieu 60
UBCKNN đề nghị các công ty có ý kiến góp ý đối với dự thảo Quyết định sửa đổi Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ nói trên. UBCKNN đề nghị các công ty chứng khoán gửi văn bản góp ý trước ngày 17/1 và nếu được nếu được chấp thuận sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2018.

Theo điều 5, Chương III trong Quyết định số 87/QĐ-UBCK ban hành Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ có hiệu lực từ ngày 1/4/2017 cho biết tỷ lệ ký quỹ ban đầu do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 50%.

Điều 5. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì

1. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 50%.

2. Tỷ lệ ký quỹ duy trì do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 30%.

3. Căn cứ vào tình hình hoạt động thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/1, chỉ số VN-Index tiếp tục bứt phá, tăng 13,36 điểm lên 1.063,47 điểm, ghi nhận phiên tăng thứ 6 liên tiếp. Chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 8% tính từ đầu năm 2018 đến nay và tăng khoảng 57% một năm trở lại đây.

thi truong tang nong ubcknn de xuat tang ky quy ban dau len toi thieu 60
Diễn biến chỉ số VN-Index một năm trở lại đây (Nguồn: VNDirect)

Xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả?


Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo và những người liên quan đến số tiền 4.500 tỷ để tăng vốn điều lệ tại VNCB. Ông Trần Hiệp - nguyên Thành viên HĐQT VNCB đồng thời là Giám đốc Cty Phong Hiệp đứng ra vay tiền tại BIDV khai tại HĐXX rằng việc ông đổi chữ ký trong hồ sơ vay tiền so với các văn bản của HĐQT VNCB là theo sở thích chứ không nhằm mục đích che đậy điều gì.
Xét hỏi khoản vay 1.700 tỷ đồng tại TPBank
HĐXX cho biết không còn luật sư nào đăng kí để xét hỏi về khoản vay 4.700 tỷ đồng, chỉ còn luật sư Phan Trung Hoài sẽ hỏi một số vấn đề liên quan gói tín dụng này vào chiều nay.

Thời gian còn lại phiên tòa sáng, HĐXX tiếp tục xét hỏi về khoản vay 1.700 tỷ đồng tại TPBank. Đại diện ngân hàng TPBank là ông Nguyễn hữu thanh (Giám đốc Ban pháp chế TPBank).

HĐXX hỏi Phan Thành Mai.

Bị cáo Mai thừa nhận mọi hành vi của bị cáo tại khoản vay TPbank là đúng, bị cáo chỉ chỉ đạo chứ không lựa chọn các công ty vay vốn.

Mai khai rằng giới thiệu 3 Công ty với Phạm Công Danh và sau đó, ông Danh chọn Công ty Quỹ Lộc Việt. Ông Danh tổ chức cuộc họp gồm: Danh, Mai, Khương, Viễn, Tùng và mời Nguyễn Việt Hà dự họp.

Tại buổi họp, ông Danh thông báo đã thống nhất chủ trương với Quỹ Lộc Việt để làm dịch vụ, sử dụng các Công ty con thuộc Quỹ Lộc Việt để làm trung gian vay tiền ra từ TPBank.

Ông Danh giao Khương soạn thảo biên bản họp, Quyết liên hệ với Quỹ Lộc Việt để lựa chọn các Công ty, thống nhất số tiền vay của từng Công ty, Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh cùng Khương thống nhất với Quỹ Lộc Việt chi tiết hóa các nội dung, thủ tục, hồ sơ liên quan. Đồng thời, ông Danh chỉ đạo Mai cân đối nguồn tiền tương ứng của VNCB để gửi thị trường 2 tại TPBank để bảo lãnh khoản vay tại TPBank.

Bị cáo Mai thừa nhận đã ký các hợp đồng tiền gửi với TPBank với tổng số tiền trên 1.700 tỷ đồng để bảo lãnh cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng. "Bị cáo thừa nhận việc này là lách luật", Mai cho biết.

"Khi giải ngân xong có một số tiền chuyển 600 tỷ đồng trả cho bà Hứa Thị Phấn; một số tiền lớn trả cho ông Trần quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích là tiền chi lãi chăm sóc khách hàng; ngoài ra còn chuyển về quỹ Lộc Việt. Bị cáo không nhớ có chuyển tiền sang công ty Hải Tiến hay không, việc sử dung khoản tiền là do ông Danh", Mai khai.

HĐXX hỏi ông Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, Giám đốc khối kinh doanh VNCB).

Khương khai: Bị cáo gặp ông Nguyễn Việt Hà khi ông Danh gọi bị cáo đến giới thiệu với Hà. Việc vay vốn tại TPBank đều thông qua Quỹ Lộc Việt.

Ông Danh chỉ đạo bị cáo vay tiền TPBank bằng cách phát hành trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung. Quỹ Lộc Việt mua trái phiếu hai công ty ày bằng nguồn tiền vay từ TPBank (khoảng 1.700 tỷ đồng). Khoản vay này được bảo đảm bằng chính trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung và bằng nguồn tiền từ VNCB.

Ngoài ra, bị cáo cung cấp các thông tin về VNCB để làm hợp đồng tiền gửi hoặc chứng thư bảo lãnh tại TPBank, cung cấp thông tin về Công ty Trung Dung và Thiên Thanh) để làm hồ sơ phát hành trái phiếu và các hợp đồng mua bán trái phiếu Thiên Thanh, Công ty Trung Dung.
Luật sư (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi bị cáo Phạm Việt Thép (Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và TM JSC An Phát): Lý do gì bị cáo không làm Giám đốc Cty An Phát nữa?

Bị cáo Thép: Khi bị cáo ký các giấy tờ thì bị cáo lo sợ, thấy không yên tâm nên đã trả lại cho Tập đoànThiên Thanh. Bị cáo khai chỉ được hưởng lương nhân viên VNCB, không hưởng lương Giám đốc Công ty An Phát.

Đại diện CBBank: "4.500 tỷ đồng không hạch toán vào nợ phải trả"
Luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi Mai Hữu Khương: Số tiền 4.500 tỷ đã được hoạch toán thể hiện tại các báo cáo tài chính hàng ngày, báo cáo liên độ hàng năm của VNCB?

Bị cáo Khương: Hòa chung và hòa tan khác nhau. Chỉ cần lấy số phát sinh của 4.500 tỷ chuyển vào là biết được số liệu.

LS hỏi ông Chu Văn Lương (đại diện CBBank): Toàn bộ số tiền 4.500 tỷ đã được CBBank hoạch toán, sau đó mua lại 0 đồng. Khoản tiền này là khoản nợ phải trả của VNCB, thì nghĩa vụ của CB như thế nào?

Đại diện CBBank: Không có số liệu nào chứng minh là phải hoạch toán nợ phải trả. 4.500 tỷ đồng trước đó đã thanh toán vào tăng vốn điều lên, tiền đó theo số liệu của chúng tôi thì việc xin phép chưa được NHNN chấp nhận.

LS: Vốn điều lệ được ngân hàng nhà nước mua lại thời điểm đó là bao nhiêu?

Đại diện CBBank: Tại thời điểm mua 0 đồng thì NHNN xác định là vốn điều lệ âm

Theo luật sư Hải, sau khi không tăng được vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng, thì 4.500 tỷ không được xem là vốn điều lệ và không được trả lại cho các cá nhân. Sau đó phía CBBank đã không thực hiện theo dõi số liệu tại ngân hàng.

Đại diện CBBank: Đó chỉ là quan điểm của luật sư chứ không phải là của CBBank. CBBank nhấn mạnh 4.500 tỷ đồng không hạch toán vào nợ phải trả.

Nguyên TGĐ VNCB Phan Thành Mai: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả
Luật sư Nguyễn Xuân Anh (bảo vệ quyền lợi cho đại diện CBBank) hỏi Phạm Công Danh: bị cáo sang BIDV xin vay vốn với tư cách cá nhân, đại diện VNCB hay đại diện 12 công ty?

Bị cáo Danh: xin phép không trả câu hỏi vì đã lâu, trí nhớ kém. Tôi suy nghĩ theo quan điểm cá nhân rằng việc tăng vốn là tôi đã bỏ vào, tất cả các cổ đông không ai bỏ vào. Tiền tăng vốn là sai nhưng các cổ đông đã ký để bỏ tiền vào đấy

LS: Khi NHNN không đồng ý với tăng vốn điều lệ thì ông có báo cáo với các cổ đông hay không?

Bị cáo Danh: Cho phép tôi không trả lời.

LS: Các cổ đông này có yêu cầu gì về khoản tiền 4.500 tỷ đồng?

Bị cáo Danh: Cho phép tôi không trả lời. Dòng tiền hoàn toàn là có thật.

LS hỏi Phan Thành Mai (nguyên TGĐ VNCB): khi ký hợp đồng cầm cố đối với tiền gửi tại BIDV, VNCB có xin ý kiến của tổ giám sát NHNN không?

Bị cáo Mai: Thưa không. Khi các doanh nghiệp không trả nợ được, VNCB đã dùng tiền gửi chuyển về tài khoản các công ty để trả nợ BIDV. Theo bị cáo nhớ, việc dùng tiền gửi trả nợ chưa xin ý kiến của tổ giám sát. Khoảng 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả.

Phan Thành Mai không biết 4.500 tỷ đồng di chuyển ra sao
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Tâm (bào chữa Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) hỏi Phạm Công Danh: sau khi tiếp quản ngân hàng TrustBank thì ông phải chịu áp lực gì?

Bị cáo Danh: Có nhiều áp lực, nhưng áp lực nhất là phải trả lãi ngoài cho các khoản vay của HĐQT cũ.

LS: Những áp lực này anh Mai biết không?

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Nhộn nhịp rao bán đồng xu Bitcoin lì xì Tế

Cho rằng đồng Bitcoin lưu niệm là "xu hướng" lì xì năm nay, các shop online ồ ạt nhập về và đang bán với giá khoảng 80.000 đồng mỗi xu.
Anh Long (quận Bình Thạnh, TP HCM) bán tiền xu Bitcoin lưu niệm được hai tháng qua Facebook. Mỗi tuần, anh bán lai rai tầm chục xu. Anh cho biết khách  hiện tương đối thưa thớt. Mỗi người mua trung bình tầm 2 xu. Tuy nhiên, anh đang kỳ vọng gần sát Tết Nguyên đán thì tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn.

Loại tiền xu Bitcoin lưu niệm mà anh Long bán được làm bằng kim loại, đường kính 40mm, dày 3mm, và nặng khoảng 28g. Xu có màu vàng và bạc khá bắt mắt và được in dập biểu tượng của loại tiền ảo Bitcoin. Mỗi xu còn có một vỏ nhựa trong bên ngoài để chống trầy xước.

Các tháng trước, giới kinh doanh qua mạng chủ yếu bán loại xu này cho những người tham gia đầu tư Bitcoin để lưu niệm. Giá bán lẻ một xu phổ biến ở tầm 80.000 đồng. Mua hai hoặc ba xu thì khách hàng được giảm lần lượt còn 150.000 đồng và 200.000 đồng.

"Hàng ngày mình lấy sỉ lại của các shop sỉ trên mạng nên cũng không cần trữ nhiều vì không thiếu hàng, bán đến đâu lấy đến đó. Mình hy vọng Tết này sẽ bán chạy hơn vì người ta mua để lì xì nhau lấy hên cho lạ", anh Long nói.

Nhộn nhịp rao bán đồng xu Bitcoin lì xì Tết
Ảnh quảng cáo bán xu Bitcoin tại một cửa hàng trên Facebook.

Shop bán xu Bitcoin của Long kém nhộn nhịp một phần cũng vì thị trường này khá cạnh tranh. Số lượng cửa hàng trên Facebook rao bán đang mọc lên như nấm và dồn dập quảng cáo như một lựa chọn mới để lì xì lấy hên trong mùa Tết.

Anh Hải, chủ một shop bán xu Bitcoin ở quận 7 liên tục chạy quảng cáo Facebook về sản phẩm này từ cuối tháng 12/2017. Thậm chí, anh còn livestream để câu khách và áp dụng chính sách giao hàng miễn phí trong TP HCM. Ngoài ra, với khách hàng mua từ 1.000 xu trở lên, anh sẽ hỗ trợ dập thêm tên, logo hay thông tin gì khách hàng muốn lên đồng xu.

"Mình chỉ mới đổ tiền chạy quảng cáo để hy vọng hút khách được trong mùa Tết sắp tới. Đồng xu này cũng bị ảnh hưởng tâm lý bởi Bitcoin thật nữa. Gần đây giá Bitcoin giảm và neo ở mức thấp nên người ta không hào hứng lắm. Nếu gần Tết mà Bitcoin tăng giá thì mấy xu này mới 'hot' được", anh Hải nhận định.

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Xét xử Đinh La Thăng ngày đầu tiên 8/1 có nhiều chứng cứ giảm tội cho Đinh La Thăng

Ngày đầu phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm, LS Tuấn - người bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực, cho biết, đã thu thập được một số chứng cứ gỡ tội cho thân chủ tuy nhiên chưa kịp giao nộp cho HĐXX nên đề nghị HĐXX hướng dẫn cách giao nộp chứng cứ ngay tại tòa.

Xem thêm xét xử Đinh La Thăng: https://goo.gl/NMjf8b

Sáng nay (8/1), TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo khác ra xét xử tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Từ sáng sớm, an ninh tại khu vực TAND TP Hà Nội đã được thắt chặt chuẩn bị cho phiên tòa xét xử.

8h20 phiên tòa khai mạc. Phòng xét xử của TAND TP Hà Nội trong phiên tòa này đã được sắp xếp theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bỏ vành móng ngựa và thay bằng bục khai báo.

Được tòa mời lên thẩm vấn kiểm tra thông tin căn cước trước tiên, ông Đinh La Thăng có tinh thần và sức khỏe tốt.

phien toa xet xu dinh la thang ls cua bi cao phung dinh thuc da thu thap duoc mot so chung cu go toi cho than chu
Ngày đầu xét xử, ông Đinh La Thăng có tinh thần và sức khỏe tốt. Ảnh: TTXVN.

Trong số những người có quyền và nghĩa vụ liên quan được triệu tập đến tòa có ông Trịnh Xuân Giới - cha của bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Trước khi phiên xử diễn ra, gia đình Trịnh Xuân Thanh đã nộp một số tiền khắc phục hậu quả cho bị cáo.

Việc gia đình Trịnh Xuân Thanh tự nguyện nộp tiền để khắc phục hậu quả cho Trịnh Xuân Thanh được xem là một tình tiết giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm của bị cáo.

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Đất ở Phú Quốc lại sốt, chính quyền lo lắng

Ảnh minh họa
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang lo ngại nếu hiện tượng sốt đất, đón đầu đặc khu kinh tế tại đảo Phú Quốc tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ quả.
Trước tình trạng đất tại Phú Quốc lại sốt, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã khuyến cáo người dân đi mua đất nên tìm hiểu kỹ về thông tin quy hoạch của thửa đất, giấy tờ pháp lý đất đai, hết sức cẩn trọng khi mua đất, không chạy theo cơn sốt giá và mua với bất cứ giá nào, mua đất bất hợp pháp.

Theo tờ Tuổi trẻ, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang bày tỏ lo ngại nếu hiện tượng sốt đất, đón đầu đặc khu kinh tế tại đảo Phú Quốc tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ quả, nhất là khiếu nại giá bồi thường và tranh chấp đất đai gia tăng.

UBND tỉnh Kiêng Giang khẳng định, những nơi đã có quy hoạch dự án, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định để thu hồi đất nhằm đảm bảo thực hiện theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

Hai sếp lớn bị ông Đinh La Thăng cách chức về lại 'ghế' cũ

Dưới thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), hàng loạt Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc đã bị 'mất ghế', có người bị giáng chức, có người bị chuyển công tác. Tuy nhiên, sau đó, có người lại nhanh chóng quay trở về chức vụ cũ.
Tổng giám đốc bị điều chuyển trong vụ mua toa tàu cũ được phục chức

Thông tin ông Nguyễn Viết Hiệp - nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, nhân vật trong vụ "lùm xùm" mua 160 toa tàu cũ của Trung Quốc bị ông Đinh La Thăng cách chức, về lại 'ghế cũ' khiến dư luận quan tâm.
Nguồn : http://vietnambiz.vn/chu-de/bat-ong-dinh-la-thang.topic
Theo quyết định bổ nhiệm của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, ông Nguyễn Viết Hiệp sẽ làm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội kể từ ngày 1/1/2018, thay ông Trần Thế Hùng. Ông Hiệp là người đại diện nắm 35% phần vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội.

Đinh La Thăng,mua tàu Trung Quốc
Lãnh đạo đường sắt vướng "lùm xùm" vụ mua toa tàu Trung Quốc về 'ghế cũ'
Ông Hiệp nguyên là tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội. Tháng 2/2016, sau vụ mua 160 toa xe cũ của Cục Đường sắt Côn Minh (Trung Quốc), ông Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cách chức ông Hiệp.
Sau đó, ông Hiệp được cho thôi chức Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và được điều động về làm trưởng ban kế hoạch và kinh doanh của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Như vậy, sau gần 2 năm bị cách chức, ông Hiệp đã được bổ nhiệm lại chức danh Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội.

Phó Tổng giám đốc bị ông Đinh La Thăng "trảm" về "ghế" cũ, thêm chức mới

Một nhân vật nữa cũng khiến dư luận chú ý là trường hợp ông Phạm Tuấn Anh nhanh chóng trở lại chức vụ cũ và nhận lương khủng sau khi bị ông Đinh La Thăng ra lệnh 'trảm' tại Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam (BĐATHHMN).

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2015 của Tổng công ty BĐATHHMN, tháng 7/2015, đơn vị này đã ra quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Phó Tổng giám đốc.

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

CEO FOODINCO Land Nguyễn Ngọc Mỹ: Thách thức sẽ tôi rèn sự trưởng thành!

Đặt lịch trước nửa tháng tôi mới có được cuộc gặp với Nguyễn Ngọc Mỹ vì lịch làm việc và di chuyển của cô quá dày. Trái với hình dung về một CEO bận rộn với công việc, cuộc trò chuyện của chúng tôi không bị ngắt quãng bới bất cứ cuộc điện thoại nào.

CEO FOODINCO Land Nguyễn Ngọc Mỹ: Thách thức sẽ tôi rèn sự trưởng thành!



Là CEO của một doanh nghiệp BĐS "có cỡ", đang triển khai một khách sạn gần 400 phòng mang thương hiệu Mariott tại Đà Nẵng, nhưng ở Ngọc Mỹ không có sự xa cách mà cô tạo thiện cảm cho người đối diện bằng đôi mắt biết cười, nụ cười tươi và cách nói chuyện khiêm nhường, chín chắn hiểu biết nhưng cũng rất thẳng thắn. Cô tiết lộ mình đã từng nghiên cứu tâm lý học.



Nhưng theo những thông tin công bố thì Mỹ học quản trị kinh doanh tại Hoa Kỳ?



Đúng là tôi theo học ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Boston. Nhưng hệ thống đào tạo của Mỹ theo tín chỉ. Thực ra thì năm nào tôi cũng học quá số lớp so với quy định của trường. S�� tín chỉ bắt buộc của ngành quản trị kinh doanh thì hết năm thứ 3 tôi đã gần như hoàn thành. Nên ngoài ngành học chính thì từ năm thứ 2 tôi cũng có học thêm ngành lịch sử mỹ thuật kiến trúc. Vì đó cũng là thời điểm tôi bắt đầu làm việc với ông San (Kiến trúc sư Salvador Perez Arroyo - một kiến trúc sư Top 10 thế giới với rất nhiều công trình được coi như kỳ quan mới) trong tư cách đồng sáng lập SDesign (đơn vị thiết kế cụm công trình Bảo tàng – Thư viện Quảng Ninh được bình chọn là Công trình của năm 2013). Thời điểm đó tôi thấy để làm việc được với một kiến trúc sư danh tiếng như vậy, không có cách nào khác ngoài việc mình phải nói "cùng ngôn ngữ" với họ.



Khi về Việt Nam tôi lại không tiếp tục làm việc tại SDesign vì thực sự lúc đó đối với tôi có rất nhiều lối đi để lựa chọn. Mà về làm "sếp" ngay tôi lại không thấy hào hứng nếu đi làm với một cái danh "con của ông này ông kia". Lúc đó tôi tự mình đi xin việc vào Savills như bất cứ một sinh viên mới ra trường nào. Và cho tới giờ thì đó là khoảng thời gian rất có giá trị đối với tôi. Đặc biệt, với công việc tại đây, tôi đã tích lũy được những người bạn có thể chia sẻ, sẵn sàng hỗ trợ như những người bạn thực sự. Điều mà tôi không thể có được nếu làm việc tại những DN của gia đình.



Sau thời gian đó, bố tôi gọi về để triển khai công trình 33 Bà Triệu. Nhiệm vụ đầu tiên được bố giao là thuyết phục ông Andre, Bếp trưởng người Pháp về làm việc tại Nhà hàng tại 33 Bà Triệu.



Khi đó bạn bắt đầu với vị trí nào tại Tập đoàn Alphanam?



Chưa! Khi đó tôi bắt đầu với một vai trò vừa giống một thư ký, vừa giống một nhân viên học việc lại vừa giống một tư vấn. Bố không xếp tôi vào vị trí nào, mà tôi được yêu cầu cùng tham gia những cuộc họp, đưa ra nhận xét và ý kiến về vấn đề ấy. Sau khoảng 2 tháng chủ yếu để nghe thì tôi cảm thấy tự tin để chủ động lập ra một nhóm của riêng mình. Đó là thời điểm tôi cảm thấy mình đã hiểu hơn về những gì mà bộ máy của gia đình đang thiếu. Và cho tới thời điểm này nhóm Maketing ấy vẫn hiện đang làm việc với tôi.